Ghép cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính ở cây trồng, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cây trồng làm vườn, bao gồm việc tạo ra cây mới bằng cách đưa phần chồi (cành ghép) lên gốc ghép tạo thành một cây mới. Gốc ghép ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của chồi ghép. Sự phát triển nhanh chóng của rễ là điều cần thiết cho sự phát triển của chồi ghép. Sự phát triển nhanh chóng của rễ là điều cần thiết cho sự phát triển của cây, vì vậy gốc ghép phụ thuộc rất nhiều vào sự hình thành rễ hữu hiệu. Vì rễ ảnh hưởng rõ rệt đến các chức năng của gốc ghép, nên điều quan trọng là phải biết ảnh hưởng của nấm rễ AM đối với sinh trưởng của gốc ghép. Người ta quan sát thấy rằng việc cấy giống nấm AM ban đầu hoặc sớm đều có lợi cho sự phát triển của gốc ghép.
Các loại nấm rễ nội cộng sinh ảnh hưởng đến sự hình thành rễ thông qua các chất chuyển hóa của nấm AM và các hormone với nguồn cung cấp chất dinh dưỡng bên ngoài. Việc sản sinh các hormone tăng trưởng như auxin, gibberellin và vitamin bởi nấm AM có thể góp phần vào việc tăng cường sinh trưởng của gốc ghép. Hơn nữa, kích thước rễ lớn hơn và sự cung cấp chất dinh dưỡng tăng lên do nấm rễ AM làm trung gian hấp thu dinh dưỡng, hình thành và phát triển các sợi nấm bên ngoài, do đó cải thiện sự phát triển của cây. Tỷ lệ nấm AM xâm nhập vào rễ cao hơn sẽ mở rộng diện tích bề mặt để hấp thụ nước và dinh dưỡng cho gốc ghép.
Cấy các loài nấm rễ AM (A. laevis và C. etunicatum) được phân lập từ đất ở vùng rễ của cây điều từ các điểm khác nhau, kết quả cho thấy tăng sức sống của cây ghép, cải thiện sinh trưởng của cây và tăng năng xuất. Việc cấy nấm rễ AM có lợi cho cây ghép, giúp chống chịu được với sốc khi cấy ghép và phát triển tốt trong điều kiện đồng ruộng. Hơn nữa, một số nghiên cứu đã phát hiện khả năng chịu mặn của rễ cây tăng lên để đáp ứng với sự xâm nhập của nấm rễ trên cây ghép thông qua việc kéo dài sợi nấm vào giá thể để hấp thu chất dinh dưỡng cao hơn và tăng cường sinh khối rễ, do đó cải thiện sức sinh trưởng và năng suất quả của cây ghép. Sự cộng sinh của nấm rễ AM khác nhau sẽ khác nhau giữa các loài cây ghép.
Chất lượng và năng suất của cành ghép được nhiều người làm vườn quan tâm hơn gốc ghép. Một số nghiên cứu đã nêu bật vai trò của nấm rễ AM trong việc bảo vệ thực vật chống lại các mầm bệnh. Ảnh hưởng của nấm rễ AM thay đổi tùy theo các loài thực vật khác nhau đối với kỹ thuật ghép cũng như chất lượng của cành ghép và gốc ghép. Ghép cây dưa hấu mini lên giống dưa lai đã được cấy nấm làm tăng sức sống, sản lượng và chất lượng của quả dưa hấu mini. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C trong trái cây được tăng cường do sự hấp thu dinh dưỡng tăng lên, hệ thống rễ phát triển tốt ở gốc ghép và sản xuất các hormone nội sinh về quá trình tạo rễ. Hơn nữa, các phương pháp ghép khác nhau cũng đã được thực hiện để xác định quá trình ghép thành công. Ví dụ, dưa chuột được trồng bằng cách sử dụng các phương pháp ghép khác nhau bao gồm ghép tự thân, ghép cành, ghép cành kết hợp cắt tỉa rễ và được cấy nấm Glomus spp. cho thấy sự phát triển và năng suất cao hơn. Trong số ba phương pháp này, dưa chuột ghép cành kết hợp cắt tỉa rễ cho năng suất cao hơn và cây sinh trưởng vượt trội khi cấy các loài nấm rễ AM bản địa trong điều kiện nhà kính. Ngoài việc cải thiện chất lượng và năng suất cây trồng, kỹ thuật ghép là một phương pháp quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt là trong các nghiên cứu liên quan đến cơ chế truyền tín hiệu giữa rễ và chồi
Trong một thí nghiệm ở nhà kính, đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc ghép và cấy nấm rễ R. intraradices đến những thay đổi sinh hóa, sinh lý và chất chuyển hóa cũng như phân tích biểu hiện gen của cà chua dưới hai mức độ stress cadmium (Cd) khác nhau. Trong nghiên cứu này, có hai tổ hợp ghép: ghép từ thân và ghép trên gốc cây lai khác biệt. Sự hiện diện của nấm rễ AM không thể cải thiện ảnh hưởng của stress Cd và làm tăng đáng kể sự tích tụ Cd trong chồi cà chua, sau đó làm giảm sự sinh trưởng và năng suất của cây. Tuy nhiên, cây cà chua ghép trên gốc cây lai sẽ tích lũy nhiều protein hơn, có hoạt tính enzyme chống oxy hóa cao hơn và giảm quá trình phân hủy oxy hóa khử của lipid. Hơn nữa, cây ghép có ự tích tụ P, K, Ca, sắt (Fe), mangan (Mn) và Zn và các chất chuyển hóa như fructan, inulin và phytochelatin PC2 cao hơn so với ghép từ thân. Tình trạng dinh dưỡng tăng lên của cây ghép từ gốc cây lai được cho là do sự điều hòa gen LeNRAMP3 trong lá.
(Trích nguồn: Phân bón sinh học cho nông nghiệp bền vững và môi trường – Tác giả: TS. Nguyễn Thị Ngọc Trúc)
Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm đạm hữu cơ Hươu Xanh có thể đặt mua ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 0358782777 để được tư vấn về sản phẩm một cách chu đáo nhất!