NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ PHÂN BÓN CHO SẦU RIÊNG

Tất cả thực vật nói chung và cây trồng nói riêng đều cần nhiều loại dinh dưỡng thiết yếu để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất. Một số nghiên cứu đã đưa ra tiêu chí để đánh giá mức độ thiết yếu của nguyên tố dinh dưỡng. Nguyên tố dinh dưỡng được xem là thiết yếu khi: 

– Nguyên tố đó cần thiết cho sinh trưởng và sinh sản và khi thiếu sẽ làm cho cả hai quá trình ngừng lại. 

– Nhu cầu của cây đối với nguyên tố đó phải mang tính chuyên biệt và không thể bị thay thế bởi các nguyên tố khác.

– Nguyên tố hoạt động bên trong cây và không có tác động bổ sung hoặc đối kháng đối với các nguyên tố khác.

Các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu được phân loại thành nguyên tố đa lượng hoặc vi lượng. Các phương pháp phân tích dinh dưỡng đã được phát triển để cung cấp các thông tin liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của cây trồng, từ đó đưa ra các hướng dẫn hoặc biện pháp quản lý dinh dưỡng phù hợp. Dữ liệu phân tích dinh dưỡng thường thường được sử dụng cho nhiều mục đích, trong đó phổ biến nhất là:

  • Chuẩn đoán các vấn đề dinh dưỡng (thiếu hoặc ngộ độc);
  • Dự đoán các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng có thể xảy ra;
  • Giám sát tình trạng dinh dưỡng cây trồng để tối ưu hóa sản xuất.

Các nguyên tố dinh dưỡng đa và vi lượng quan trọng đối với cây trồng 

Các chất đa lượng bao gồm:

Đạm (N): Chiếm 1 – 5% trọng lượng khô của cây trồng. Kiểm soát sự sinh trưởng và đậu trái    của thực vật. Tham gia vào quá trình tổng hợp amino acid và hình thành protein.

Lân (P): Chiếm 0.1 – 0.5% trọng lượng khô của cây trồng. Tham gia vào quá trình quang hợp, hô hấp, sự phát triển rễ, ra hoa và phát triển trái. Lưu trữ và chuyển hóa năng  lượng. Thành phần của acid nucleic và phospholipid. Thúc đẩy sự phát triển hạt và hình thành rễ.

Kali (K): Chiếm 1 – 6% trọng lượng khô của cây trồng. Điều phối các quan hệ của nước – cây trồng. Tham gia vào quang hợp và hô hấp. Thúc đẩy sự phát triển của rễ.

Lưu huỳnh (S): Chiếm 0,1 – 0,5% trọng lượng khô của cây trồng. Tham gia vào quá trình tổng hợp protein. Vận chuyển electron và quang hợp. 

Can – xi (Ca): Nhu cầu canxi của cây trồng khác nhau tùy loài. Nhìn chung 0,5% can – xi tính theo trọng lượng khô được xem là phù hợp. Cần thiết cho sự hình thành vách và màng tế bào. Điều hòa sự hấp thu dinh dưỡng qua rễ và sự di chuyển trong  cây. Có vai trò quan trọng đối với quá trình chín và chất lượng trái.

Magie (Mg): Chiếm 0,1 – 0,5% trọng lượng khô của cây trồng, là thành phần quan trọng  của diệp lục tố. Tham gia vào quá trình đồng hóa CO2. Kích hoạt các enzyme liên quan đến sinh trưởng.

Các chất vi lượng bao gồm:

Chlor (Cl): Cây cần lượng lớn hơn so với các nguyên tố vi lượng khác, khoảng nồng độ phù 

hợp là 0,05 – 0,07% trọng lượng khô. Là thành phần quan trọng của enzyme tham gia vào quá trình sản xuất vitamin A. Tham gia vào quang hợp và sinh tổng hợp protein. Duy trì sức trương của cây.

Na – tri (Na): Giữ vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của thực vật C4. Có thể gây ngộ độc ở mức thấp.

Đồng (Cu): So với nồng độ của sắt, man-gan và kẽm, nồng độ đồng trong cây rất thấp, 5 – 15mm/kg.Thúc đẩy quá trình lignin hóa vách tế bào. Hình thành hạt phấn và thụ tinh. Tham gia vào quang hợp, hô hấp và sinh tổng hợp protein. 

Kẽm (Zn): Nồng độ bình thường ở mức 20 – 100mg/kg. Ảnh hưởng đến sự phát triển của auxin. Ảnh hưởng đến sự ổn định của màng tế bào.

Mangan (Mn): Nồng độ bình thường ở mức 20 – 1,500mg/kg thay đổi tùy theo pH đất. Tuy nhiên, mức độ đủ là từ 25 – 50mg/kg. Tác nhân kích hoạch enzyme. Đồng hóa CO2 trong quang hợp. Cần thiết cho sự hấp thu P và K. 

Sắt (Fe): Hàm lượng sắt trong cây dao động từ 50 – 200mg/kg, đôi khi lên đến 800 mg/kg. Cần thiết cho sự hình thành diệp lục tố. Chất hoạt hóa một số quá trình sinh hóa (các phản ứng oxi hóa – khử).

Bo (B): Mức thông thường trong cây từ 2 – 100mg/kg. Điều hóa quá trình sinh tổng hợp carbohydrate.Tham gia vào sự hình thành ống phấn và rễ tơ. Hỗ trợ sự chuyển vị can -xi, đường hormone.

Molybden (Mo): Mức thông thường trong cây từ 0,5 – 1,0mg/kg. Tham gia vào quá trình cố định đạm và khử nitrate.

Si-lic (Si): Tăng cường lượng diệp lục tố và hoạt động sinh tổng hợp. Tăng cường sự chống chịu với điều kiện môi trường bất lợi như lạnh, nhiệt và khô hạn. Hạn chế sự mất cân bằng dinh dưỡng và ngộ độc kim loại. Gia cố vách tế bào, bảo vệ cây trồng hạn chế sự tấn công của sâu bệnh.

Dinh dưỡng trong đất và cây trồng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và năng suất của cây trồng nói chung. Tuy nhiên, đối với cây sầu riêng, sự tương tác hay mối quan hệ giữa các mức dinh dưỡng và năng suất của sầu riêng vẫn chưa được làm rõ.

Tin liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *