Vật liệu & phương pháp được sử dụng để sản xuất phân bón vi sinh từ chuối thải bỏ
– Thời gian: Thời gian thực hiện từ tháng 8/2018 đến tháng 2/2019.
– Địa điểm: Phòng Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, Viện Cây Ăn Quả Miền Nam.
– Nguyên liệu: Chuối không đạt chất lượng tại Công Ty Cổ Phần Nông nghiệp U&I (Unifarm).
Phương pháp đo lường
– Phương pháp đo pH
– Lắc đều dịch chiếc, rót khoảng 200ml dung dịch vào cốc sạch khô, dùng pH kế cho vào khoảng ⅔ thể thể tích dung dịch theo phương vuông góc, khuấy nhẹ và chờ đến khi giá trị pH xác định.
Phương pháp kiểm tra nồng độ đường trong dung dịch
– Sử dụng khúc xạ kế điện tử (hay còn gọi là Quang kế hay Brix kế) để đo nồng độ đường trong dung dịch khi pha loãng với những thể tích nước xác định.
Phương pháp đếm mật số khuẩn lạc
– Hút 1 ml dung dịch ban đầu vào 9 ml dung dịch nước muối sinh lý để thu được dung dịch có nồng độ 10-1. Sau đó hút 1ml dung dịch từ dung dịch 10-1 cho vào ống nghiệm chưa 9ml nước muối sinh lý được dung dịch 10-2, tiếp tục pha loãng cho đến dung dịch có nồng độ 10-8. Dùng micoropipet 0.1 ml mẫu từ các độ pha loãng khác nhau cho vào các đĩa môi trường PDA và tiến hành dàn đều trên bề mặt đĩa thạch bằng que gạt vô trùng. Mỗi độ pha loãng được trải trên 2 đĩa. Ủ các đĩa nấm mốc ở nhiệt độ phòng sau 2 ngày tiến hành đến khuẩn lạc nấm mốc và xác định mật độ theo công thức sau (TCVN 5750:1993):
N (CFU/g) = (ΣC)/[(n1+0,1n2)d.v]
Trong đó:
N: Số khuẩn lạc (CFU) trong 1g mẫu.
C: Tổng số khuẩn lạc đếm được trên các đĩa đã chọn (số khuẩn lạc nằm trong khoảng từ 15 – 150 khuẩn lạc/đĩa).
n1: số đĩa đếm được ứng với độ pha loãng ban đầu.
n2: số đĩa đếm được ứng với độ pha loãng kế tiếp.
d: hệ số pha loãng tương ứng với độ pha loãng đầu.
v: thể tích mẫu cấy trên đĩa môi trường
Bố trí thí nghiệm
Khảo sát cơ chế tốt nhất
Nhận thấy quả chuối mang lại nguồn dinh dưỡng cao. Tuy nhiên không biết sử dụng thành phần nào của quả chuối cho kết quả tốt nhất. Nên đề tài đề tài thực hiện nghiệm thức nhằm đánh giá chất lượng của 3 cơ chất mang lại. Ba nghiệm thức cần thực hiện trên 3 cơ chất khác nhau là ruột quả chuối, vỏ quả chuối, cả ruột và vỏ quả chuối.
Quy trình thực hiện
Chuối sống được vú khí đá trong thời gian 3 ngày thì đem sử dụng
Bước 1: Chuối được chia ra làm ba loại riêng biệt:
– Ruột quả chuối (R)
– Vỏ quả chuối (V)
– Cả ruột và vỏ (RV)
Sau đó băm chuối ra làm từng khúc nhỏ
Bước 2: Cho chuối đã băm vào các bình khác nhau. 2 kg chuối + 10 lít nước. Lặp lại 3 bình như nhau. Giữ mẫu ở nhiệt độ phòng và quan sát.
Bước 3: Sau khi chuối đã phân hủy trong nước, bắt đầu vớt xác ra thu dịch lỏng sau đó chủng mẫu vi khuẩn cố định đạm và nấm đối kháng vào.
Bước 4: Kiểm tra các chi tiêu: giá trị pH, độ brix, mật số vi sinh vật các mẫu nhằm đánh giá cơ chất tốt nhất cho sự phát triển của vi sinh vật theo các mốc thời gian 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày, 9 ngày.
Khảo sát tỉ lệ tốt nhất
Từ cơ chất tốt nhất đã được lựa chọn tiếp tục khảo sát các tỉ lệ phù hợp nhất.
Bước 1: tách riêng phần ruột chuối sau đó xây nhuyễn.
Bước 2: Cho chuối vào 51 nước theo tỉ lệ 5%, 10%, 15%, 20%.
Tỉ lệ | Khối lượng chuối | Thể tích nước |
5% | 250g | 5 lít nước |
10% | 500g | 5 lít nước |
15% | 750g | 5 lít nước |
20% | 1.000g | 5 lít nước |
(mỗi nghiệm thực được thực hiện lặp lại 3 lần).
Bước 3: Sau 9 ngày chuối đã phân hủy. Mẫu dịch chuối được chia thành 2 nghiệm thức mẫu chủng Bt và mẫu chủng TC.
-
Mẫu chủng BT
Mẫu gồm: 1 lít dịch chuối đã được ngâm trước đó 9 ngày theo 4 tỉ lệ (5%, 10%, 15%, 20%).
Sau đó thêm 1% chủng BT vào 1 lít mẫu ban đầu.
Nghiệm thức lặp lại 3 lần và có đối chứng dương (môi trường tăng sinh +1% BT) và đối chứng âm (nước + 1% BT)>
-
Mẫu chủng TC
Mẫu gồm: 1 lít dịch chuối đã được ngâm trước đó 9 ngày theo 4 tỉ lệ (5%, 10%, 15%, 20%).
Sau đó thêm 1% chủng TC vào 1 lít mẫu ban đầu.
Nghiệm thức lặp lại 3 lần và có đối chứng dương (môi trường tăng sinh +1% TC) và đối chứng âm (nước + 1% TC).
Bước 4: Quan sát, chụp ảnh, đo độ Brix, giá trị pH và kiểm tra mật số của mẫu sau 3, 5, 7, 9.
Khảo sát thời gian sử dụng mẫu
Từ cơ chất và tỉ lệ tốt nhất đã được chọn. Khảo sát thời gian để sử dụng mẫu.
Bước 1: Ủ chuối già còn sống với khí đá.
Bước 2: Lấy cơ chất tốt nhất bâm thành từng khúc.
Bước 3: Cho cơ chất và nước theo tỉ lệ tốt nhất.
Bước 4: Bổ sung 1% chủng BT và TC vào mẫu.
Bước 5: Đếm mật số theo dõi mẫu.
Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ quả chuối – dạng thô
Bước 1 : Mục đích: tìm ra thành phần hợp lý và cách thức để tạo phân hữu cơ vi sinh.
Sau khi chuối chín chia làm 3 phần khác nhau: Ruột chuối, cả ruột và vỏ, vỏ chuối.
Bước 2: Phơi cho đến khô mẫu chuối sau đó trộn với Trichoderma. Cuối cùng đem xay thành bột nhuyễn và đánh giá mật số sản phẩm.
Bước 3: Quan sát, chụp ảnh và đánh giá mẫu.
(Trích nguồn: Phân bón sinh học cho nông nghiệp bền vững và môi trường – Tác giả: TS. Nguyễn Thị Ngọc Trúc)
Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm đạm hữu cơ Hươu Xanh có thể đặt mua ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 0358782777 để được tư vấn về sản phẩm một cách chu đáo nhất!