TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ, NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ SẦU RIÊNG

Tình hình sản xuất sầu riêng trên thế giới 

Sầu riêng là loại cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao, được trồng nhiều ở các nước ở Đông nam Á như Thái Lan, Mã Lai, Indonesia, Việt Nam. Thái Lan là quốc gia trồng và xuất khẩu sầu riêng nhiều nhất sầu riêng nhất thế giới. Năm 2016, Thái Lan (100.000 ha, sản lượng 51800 tấn), là quốc gia có diện tích và sản lượng sầu riêng lớn nhất, tiếp theo là Mã Lai (66.038ha;302.646 tấn), Indonesia(50.000 ha;735.420 tấn), Việt Nam (28.00 ha;288.149 tấn) và Philippines(16.600 ha,71.444 tấn). Ngoài ra, sầu riêng cũng được trồng với quy mô nhỏ hơn ở các quốc gia khác như Cambodia, Úc (bang Queensland và vùng lãnh thổ phía bắc), Sri Lanka, Papua New guinea và Ấn Độ.

Phân bổ sầu riêng tại Thái Lan 

Cây sầu riêng chủ yếu được trồng ở các tỉnh ở các tỉnh ở phía đông (Chanthaburi, Rayong, Chumphon và Trat) và phía nam (Nakhon Si Thammarat), trong đó tỉnh Chanthaburi được xem là ‘’thủ phủ’’ của sầu riêng Thái Lan với 34,7% diện tích sầu riêng của Thái Lan, tiếp theo là Rayong (14,7%), Chumporn (11,27%), Trat (5,24%) và Nakorn Si Thammarat (4,36%). Về mặt sản lượng, tỉnh Chanthaburi có sản lượng lớn nhất, chiếm 51,45% tổng sản lượng, tiếp theo là Champorn, Trat và Nakhorn Si Thammarat với tỷ lệ phần trăm tổng sản lượng lần lượt là 17,2%, 4,74%, và 4,16%. Do sự khác biệt về mặt địa lý, mùa vụ ở các vùng trồng sầu riêng cũng có sự khác biệt: tháng 4 đến tháng 7 ở các tỉnh phía Đông, và từ tháng 6 đến tháng 7 đối với các tỉnh phía Bắc. Mặc dù là nhà sản xuất sầu riêng lớn nhất thế giới với khả năng đáp ứng khoảng 50 – 60% nhu cầu của thế giới, 85% sản lượng sầu riêng của Thái Lan tiêu thụ nội địa. 

Phân bổ sầu riêng tại Mã Lai 

Do tác động của gió mùa Đông Bắc (tháng 11 đến tháng 3) và Tây Nam (tháng 6 đến tháng 8) cũng như là sự chuyển đổi giữa điều kiện khí hậu ẩm sang khô, các vùng trồng sầu riêng được chia thành ba vùng chính: (1) vùng phía Bắc, (2) vùng phía Tây, Trung và Nam và (3) vùng ven biển phía Đông bao gồm Sarawak và Sabah của đảo Borneo. Phần lớn sầu riêng sản xuất ở Mã Lai là để tiêu thụ nội địa. Mặc dù cũng có xuất khẩu sang các quốc gia láng giềng như Singapore và Brunei. Vào tháng 4 và tháng 5 (thời điểm không thu hoạch sầu riêng) Mã Lai vẫn phải nhập sầu riêng từ Thái Lan để đáp ứng nhu cầu trong nước. 

Phân bổ sầu riêng tại Indonesia

Sầu riêng được trồng ở các đảo phân bố dọc theo cả hai hướng của đường xích đạo. Ở vùng phía Bắc, sản xuất sầu riêng tập trung chủ yếu ở đảo Sumatra với lịch thời vụ cũng tương tự như các nước khác ở Đông Nam Á. Vùng sản xuất sầu riêng lớn nhất của Indonesia nằm ở phía Nam, thời vụ từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Nông dân ở Indonesia chủ yếu trồng sầu riêng ở quy mô nhỏ, xen canh với các loại cây ăn trái khác hoặc cao su theo các quy mô hình nông lâm kết hợp.

Tin liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *