Những thay đổi có ý nghĩa thống kê về sự phân bố các kiểu thời tiết trong một khoảng thời gian kéo dài, từ hàng thập kỷ đến hàng triệu năm, liên quan đến biến sự đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu này là do hoàn lưu của đại dương, sự biến đổi bức xạ mặt trời, phun trào núi lửa và thậm chí cả sự can thiệp của con người. Những thay đổi này dẫn các tảng băng trên biển mất đi, mực nước biển gia tăng, các đợt nắng nóng gay gắt, thời gian hạn hán kéo dài và sự gia tăng của các cơn bão nhiệt đới. Một sự thay đổi lớn khác là sự gia tăng nhiệt độ bề mặt toàn cầu trong khoảng từ 1.8 – 3.6 độ C trong năm 2100 do sự gia tăng nồng độ CO2.
Thế giới đang chứng kiến những biến động mạnh mẽ về môi trường như sự nguội lạnh cục bộ, nhiệt độ toàn cầu tăng, sự biến đổi của thảm thực vật và thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu. Điều đó có ảnh hưởng đến nhịp sinh học, sinh lý thực vật và sự tiết dịch rễ. Các báo cáo khoa học chứng minh ảnh hưởng của các điều kiện môi trường lên tất cả các tiến trình của cây trồng. Đặc biệt là CO2 tăng cao làm gia tăng lượng cacbon phân bổ cho vùng rễ và cũng làm thay đổi thành phần của dịch tiết ra từ rễ. Nó cũng bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ C/N, chất dinh dưỡng sẵn có, nhiệt độ cao và hạn hán biến đổi khí hậu tác động đáng kể đến sự đa dạng và hoạt động của các vi sinh vật dẫn đến làm giảm tác dụng có lợi của chúng đối với sự phát triển và sức khỏe của thực vật. Đây là thời điểm thích hợp xây dựng chiến lược cho sự phát triển hướng giải quyết tổng thể liên quan tới tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới sự cấu thành dịch tiết từ rễ tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi và chất đối kháng cho khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh của cây trồng. Ngoài ra, những thay đổi này gián tiếp làm thay đổi tính chất của đất và từ đó ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật ở vùng quanh rễ. Sự gia tăng nồng độ CO2, một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu, làm thay đổi các mẫu chất tiết dịch từ rễ (mẫu), từ đó quyết định cấu trúc và hoạt động của lưới thức ăn trong đất nhờ sự gia tăng tốc độ quang hợp.
Thế giới cũng đang chứng kiến sự thay đổi của thời tiết khí hậu, như sự thay đổi của lượng mưa theo thời gian cũng có ảnh hưởng đáng kể đến quần thể vi sinh vật trong đất, biến đổi khí hậu gây ra những thay đổi trong hệ sinh thái tự nhiên, quần thể vi sinh vật sẽ có những thay đổi tương ứng với các chu trình sinh địa hóa. Bên cạnh đó, có thể có thêm các quá trình mới vào hệ sinh thái do các hoạt động của vi sinh vật bị thay đổi có lợi hoặc có hại cho thực vật. Stress hạn hán cũng đã tác động làm thay đổi trong các quần thể thực vật. Họ đã quan sát các quần thể phụ khác nhau của các vi sinh vật nôi sinh vật nội sinh của cây hướng dương trồng trong điều kiện khô hạn. Điều đặc biệt là cây hướng dương trồng trong điều kiện khô hạn có thể có sự hiện diện của vi sinh vật nội sinh. Điều thú vị là họ có thể phân lập vi khuẩn nội sinh có nhiều khả năng thúc đẩy tăng trưởng thực vật hơn so với cây được trồng với đầy đủ nước tưới. Tuy nhiên, về khả năng thúc đẩy sự phát triển của các loại cây trồng khác nhau, các loại nấm cộng sinh ngoài rễ và trong rễ cũng có sự phong phú về loại hình khác nhau để phản ứng với điều kiện khô hạn. Theo những quan điểm này, việc khai thác hợp lý đất nông nghiệp và các vi sinh vật có lợi liên quan vẫn là lựa chọn tốt nhất cho các hệ thống canh tác đáp ứng với tình hình biến đổi khí hậu. Bởi vì nó hỗ trợ việc quản lý đất, nước, đang dạng sinh học và sử dụng tài nguyên địa phương một cách hợp lý.
(Trích nguồn: Phân bón sinh học cho nông nghiệp bền vững và môi trường – Tác giả: TS. Nguyễn Thị Ngọc Trúc)
Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm đạm hữu cơ Hươu Xanh có thể đặt mua ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 0358782777 để được tư vấn về sản phẩm một cách chu đáo nhất!